#2375 TRƯỞNG PHÒNG QC

n/a

  • Dong Nai
Job Description:

1.Quản lý nguyên phụ liệu

  • Đảm bảo tất cả nguyên phụ liệu đầu vào được nhân viên QC kiểm soát và đánh giá tình trạng chất lượng chính xác.  
  • Đảm bào mọi hoạt động kiểm soát của nhân viên QC tuân thủ theo đúng quá trình kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, bao bì.
  • Kiểm soát số lượng trừ hàng, trả hàng dựa trên chất lượng nguyên liệu đầu vào và cân bằng hiệu suất. 

2. Quản lý chất lượng sản phẩm 

  • Đảm bảo kiểm soát hiệu quả các công việc của nhân viên QC từ quá trình nhập nguyên phụ liệu, theo dõi kiểm tra trên dây chuyền sản xuất đến thành phẩm xuất hàng.  
  • Kiểm soát quá trình sản xuất đảm bảo phát hiện kịp thời các sai sót trong quy trình chuẩn để yêu cầu điều chỉnh, cải tiến kịp thời.

Đánh giá các mối nguy trong quá trình sản xuất và lưu trữ sản phẩm để ngăn ngừa phát sinh sản phẩm không phù hợp..v..v…

3. Duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm  

  • Hướng dẫn, giải quyết các sự cố phát sinh, đề xuất phương pháp xử lý hàng không phù hợp hoặc xử lý các sự cố trong quá trình kiểm soát sản xuất.
  • Theo dõi quy trình sản xuất, đề xuất cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và tính hiệu quả của quá trình.

4. Duy trì và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống liên quan hệ thống kiểm soát chất lượng  

  • Kiểm soát hoạt động của nhóm QC đảm bảo tiếp tục đáp ứng yêu cầu của hệ thống BRC/ ISO 22000/ HACCP.
  • Kiểm soát việc xoát xét, duy trì, cập nhật tài liệu của hệ thống trong phạm vi trách nhiệm công việc của bộ phận QC. 
  • Cập nhật, soạn thảo tài liệu liên quan trong phạm vi quy trình kiểm soát chất lượng, SSOP khi có yêu cầu nhằm kiểm soát hiệu quả các hoạt động của hệ thống  BRC/ ISO 22000/ HACCP. 
  • Kiểm soát việc thực hiện và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống BRC/ ISO 22000/ HACCP trong phạm vi khu vực sản xuất và trong phạm vi trách nhiệm công việc kiểm soát.
  • Tham gia cùng đội an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện thẩm tra, đánh giá hệ thống BRC/ISO 22000/ HACCP định kỳ.        

5. Quản lý không phù hợp & hành động khắc phục phòng ngừa

  • Theo dõi đảm bảo hoạt động kiểm soát sản phẩm không phù hợp được thực hiện hiệu quả và kịp thời theo hướng xử lý được phê duyệt.
  • Đề xuất và thảo luận ngay biện pháp xử lý khi phát sinh nguyên phụ liệu, bao bì nhập kho, bán thành phẩm và thành phẩm không phù hợp trong quá trình kiểm tra nguyên liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất, lưu kho, ..v..v…với GĐCL hay các bộ phận liên quan để có hướng xử lý phù hợp.
  • Quản lý việc thực hiện truy hồi khi phát sinh sự cố chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để xác định nguyên nhân gốc dẫn đến phát sinh hàng không phù hợp cũng như các sai sót trong quá trình thao tác sản xuất.
  • Phối hợp các phòng ban liên quan đề xuất các biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố để ngăn chặn triệt để vấn đề tái diễn.   

6. Quản lý việc kiểm soát hiệu chuẩn và kiểm định các thiết bị đo lường:  

  • Đảm bảo việc tuân thủ của các nhân viên QC trong việc kiểm soát  hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị đo lường đúng thời hạn trong phạm vi thiết bị được phân công kiểm soát (Thiết bị Lab, sản xuất, Kho..) để kịp thời ngăn chặn không cho sử dụng thiết bị đo lường ngoài thời hạn hiệu chuẩn hoặc không đạt yêu cầu kiểm định.        

7.  Quản lý hồ sơ chất lượng    

  • Phối hợp phòng R&D, SX bổ sung và điều chỉnh phù hợp các chỉ tiêu chất lượng đối với tất cả nguyên phụ liệu, thành phẩm và cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm, quy trình vệ sinh và thao tác chuẩn trong sản xuất.
  • Kiểm soát các hồ sơ QC đảm bảo thực hiện đầy đủ và lưu trữ, sắp xếp gọn gang.        

8. Quản lý khiếu nại khách hàng liên quan đến chất lượng sản phẩm:

  • Đảm bảo việc truy hồi sản phẩm nhanh chóng khi có phát sinh khiếu nại khách hàng    
  • Đảm bảo những hành động khắc phục phòng ngừa được thực hiện và ngăn ngừa hiệu quả.        

9. Quản lý chi phí chất lượng:  

  • Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, công cụ, dụng cụ thuộc bộ phận QC đảm bảo việc sử dụng hiệu quả và an toàn cho thiết bị.
  • Xem xét và sử dụng hiệu quả các chi phí QC (chi phí kiểm nghiệm, chi phí mua dụng cụ, tài liệu liên quan, chi phí nhân sự,..v..v..), phân tích chi phí để  xem xét và đề xuất ngân sách phù hợp.  

2.2.10 Thực hiện công tác chuẩn bị tiếp khách hàng            

  • Chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ tương ứng để tiếp đoàn đánh giá hay các khách hàng khi có yêu cầu.

2.2.11 Thực hiện báo cáo công việc  

  • Báo cáo định kỳ và bất thường về chất lượng nguyên phụ liệu, chất lượng sản phẩm đến GĐCL.
  • Kiểm soát báo cáo định kỳ hàng ngày/ tuần/ Quý/ Tháng/ Năm đảm bảo hiệu quả và chính xác.
  • Thực hiện đề xuất xử lý các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng trình GĐCL xem xét và GĐNM phê duyệt. 
  • Báo cáo việc thực hiện, tiến trình, hoạt động và sự tuân thủ của hệ thống quản lý chất lượng BRC/ ISO 22000/ HACCP đến GĐCL.    

2.2.12 Hoạch định công việc của nhân viên QC:

  • Hoạch định kế hoạch công việc của các nhân viên QC.
  • Theo dõi và kiểm soát các kế hoạch đã hoạch định đảm bảo việc thực hiện.
  • Thiết lập mục tiêu công việc của từng nhân viên QC định kỳ hàng năm  
  • Phân công công việc và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên (theo nhiệm vụ, mức độ hoàn thành công việc đã phân công cho từng nhân viên, tinh thần làm việc,…) theo mục tiêu và mô tả công việc đã đề ra.

2.2.13 Quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên QC 

  • Đào tạo, huấn luyện và hướng dẫn nhân viên.
  • Đánh giá thành tích nhân viên định kỳ.
  • Khuyến khích, động viên, nhắc nhở, kỷ luật và đề xuất khen thưởng trên cơ sở kết quả thực hiện công việc của nhân viên và quy định của công ty.
  • Đề xuất đào tạo, tuyển dụng đối với nhân sự QC (theo đúng thủ tục tuyển  dụng, đào tạo)

2.2.14 Thực hiện các công việc khác:  

  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của GĐCL khi có yêu cầu
Consultant Manager

© 2011-2024 HeadhuntVietnam All right reserved.